Sâm Đất I Sâm Rừng Đà Lạt Sâm đất, Sâm nam, Sâm rừng, Sâm quy bầu – Boerhavia diffusa L. (B. repens L.), thuộc họ Hoa phấn – Nyctaginaceae. Mô tả: Cỏ nằm rồi đứng, sống dai. Rễ mập, hình thoi. Thân mọc toả ra sát đất, màu đỏ nhạt. Lá mọc đối, có […]
Sâm đất, Sâm nam, Sâm rừng, Sâm quy bầu – Boerhavia diffusa L. (B. repens L.), thuộc họ Hoa phấn – Nyctaginaceae.
Mô tả: Cỏ nằm rồi đứng, sống dai. Rễ mập, hình thoi. Thân mọc toả ra sát đất, màu đỏ nhạt. Lá mọc đối, có cuống, phiến xoan tròn dài hay hình bánh bò, mép lượn sóng, mặt dưới có nhiều lông màu trắng lục. Cụm hoa chùm mang xim 3 hoa không cuống. Các nhánh hoa có nhiều lông tròn dính vào quần áo. Hoa màu đỏ tía, có 1-2 nhị. Quả hình trụ, phồng ở đầu, có lông dính.
Ra hoa kết quả quanh năm, chủ yếu tháng 4-6.
Bộ phận dùng: Rễ và lá – Radix et Folium Boerhaviae Diffusae.
Nơi sống và thu hái: Loài liên nhiệt đới, mọc hoang khắp nơi, ở vườn, sân, bờ đường hay bãi cỏ… Thu hái rễ, lá quanh năm, đào rễ (tốt nhất vào mùa thu) và rửa sạch, phơi hay sấy khô.
Thành phần hoá học: Trong rễ có 0,01% một chất alcaloid có hoạt tính là punarnavine; alcaloid tổng số trong rễ là 0,04%; còn có một chất thơm, tinh bột, chất gôm, một chất dầu bay hơi, nitrat kalium.
Tính vị, tác dụng: Rễ có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, làm long đờm, làm tăng lượng nước tiểu, nhưng với liều cao, có thể gây nôn mửa và làm ra nhiều mồ hôi. Nó có tác dụng vào hệ thần kinh như một tác nhân chống co giật. Lá có tác dụng hoạt huyết, giải độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ðược dùng chữa hen suyễn, đau dạ dày, phù thũng, thiếu máu, vàng da, cổ trướng, phù toàn thân, tiểu ít, táo bón thường xuyên, các bệnh về gan và lá lách; còn dùng trị viêm nhiễm bên trong và trị nọc độc rắn. Lá được dùng trị sang độc.
Liều dùng 10-15g, dạng thuốc sắc hay thuốc hãm. Có thể tán bột uống. Có thể pha uống như trà (10g trong 1 lít nước sôi) nếu pha rượu thì chỉ dùng liều 2-5g bột rễ trong 1 ngày.
Sâm Việt Nam, Sâm Ngọc lĩnh, Sâm khu 5 – Panax vietnamensis Ha et Grushv., thuộc họ Nhân sâm – Araliaceae.
Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, cao 40-60cm, có khi tới 1m. Thân rễ nạc, đường kính 1-3,5cm, dài có thể tới 1m, có nhiều đốt, mang những vết sẹo do thân khí sinh rụng hằng năm để lại; trên thân rễ có nhiều rễ phụ, cuối thân rễ có rễ củ có dạng con quay, hình trụ, có khi có hình dạng ngoài như củ nhân sâm. Thân khí sinh mọc thẳng đứng, màu xanh hoặc hơi tím, đường kính 5-8mm, thường rụng hằng năm, nhưng đôi khi vẫn tồn tại 2-3 thân trong vài năm. Lá kép hình chân vịt mọc vòng, thường là 3-5, ở ngọn thân; cuống lá kép dài 6-12mm mang 5 lá chét mà lá chét giữa lớn hơn, dài 15cm, rộng 3,5cm; lá chét có phiến hình trứng ngược, hình mác ngược hay bầu dục, mép khía răng cưa, chóp nhọn có khi kéo dài thành mũi, gốc hình nêm, có lông ở cả hai mặt, gân phụ 10 cặp hình lông chim, gân nhỏ hình mạng. Cụm hoa ở cây 4-5 năm là một tán đơn trên cuống dài 10-20cm, đôi khi có thêm 1-4 tán phụ hay 1 hoa đơn độc ở phía dưới tán chính; mỗi tán có 50-120 hoa, cuống hoa dài 1-1,5cm; lá đài 5, hợp ở dưới thành hình chuông, cánh hoa 5, màu vàng lục nhạt; nhị 5; bầu 1 ô với 1 (2-3) vòi nhuỵ.
Quả nang, màu đỏ tươi thường có chấm đen ở đỉnh; hạt 1-2, hình thận, màu trắng hay vàng nhạt.
Ra hoa tháng 4-6, có quả tháng 7-9.
Bộ phận dùng: Thân rễ và rễ củ – Rhizoma et Radix Panacis Vietnamensis.
Nơi sống và thu hái: Loài đặc hữu của Việt Nam, mọc tập trung trong phạm vi 13 xã của huyện miền núi Ngọc Lĩnh thuộc 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam – Ðà Nẵng, ở độ cao từ 1500m trở lên 2100m; ở độ cao 1700-2000m, cây mọc dày thành đám dưới tán rừng hỗn giao có độ che phủ cao, ít dốc, dọc theo các suối ẩm, trên đất nhiều mùn.
Sau khi được phát hiện vào tháng 3-1973 và được nghiên cứu, cây Sâm Việt Nam đã được nhân giống từ những năm 1977 tại Kon Tum. Có thể nhân giống bằng hạt hay bằng thân rễ. Chọn hạt mới thu hoạch, gieo vào bầu hay gieo trực tiếp trên luống. Khi không có hạt, có thể dùng những đoạn thân rễ ngắn dưới đầu mầm có một vết sẹo đem giâm trong bầu hoặc trên luống. Sau 5 năm trồng đã có thể thu hoạch. Hiện nay việc trồng Sâm Việt Nam chỉ mới hạn chế ở quy mô nhỏ tại Quảng Nam – Ðà Nẵng và Kon Tum. Người ta thường thu hái nguồn sâm tự nhiên gây ảnh hưởng đến sản lượng của sâm này trong thiên nhiên.
Thành phần hoá học: Thân rễ và rễ củ chứa 32 hợp chất saponin triterpen, trong đó có 30 chất là saponin dammara, là thành phần hoạt chất có tác dụng sinh học chủ yếu của sâm. Hàm lượng saponin toàn phần rất cao đến 10,75% ở thân rễ cây mọc hoang. Còn có 7 hợp chất polyaceytylen; 17 acid béo trong đó có các acid palmitic, stearic, oleic, linoleic và linolenic; 17 acid amin trong đó có đủ 8 loại acid amin cần thiết cho cơ thể; 20 nguyên tố vi lượng trong đó có Fe, Mu, Co, Se, K, Các thành phần khác là glucid, tinh dầu. Trong thân rễ tươi có daucosterol.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, không độc. Có tác dụng kích thích nhẹ ở liều thấp làm tăng vận động, tăng trí nhớ nhưng tác dụn
sâm; làm tăng sự thích nghi của cơ thể trước những bất lợi của điều kiện môi trường sống; tác dụng bảo vệ tế bào giúp hồi phục số hồng cầu, bạch cầu bị giảm; tác dụng tăng nội tiết tố sinh dục; tác dụng kháng viêm; tác dụng điều hoà hoạt động của tim; tác dụng hạ cholesterol máu, chống xơ vữa động mạch; tác dụng giải độc gan và tác dụng kháng khuẩn nhất là đối với Streptococcus gây bệnh viêm họng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thân rễ và rễ củ sâm có thể dùng như nhân sâm làm thuốc bổ; tăng lực, chống suy nhược, hồi phục sức lực bị suy giảm, kích thích nội tiết sinh dục, tăng sức chịu đựng, giải độc và bảo vệ gan, điều hoà thần kinh trung ương, điều hoà tim mạch, chống xơ vữa động mạch, giảm đường huyết. Lại có thể dùng làm thuốc trị viêm họng. Hiện nay chúng ta đã sản xuất các chế phẩm: Vinagnseng pastilles (mỗi viên chứa 12mg saponin), Vinapanax viên (mỗi viên chứa, 10mg saponin) và Sâm qui dưỡng lực gồm Sâm Việt Nam và một số dược liệu khác
Dacsandalat49.vn
Tháng Tư 11, 2018