Hoa Atiso tươi Đà Lạt “QUYẾN RŨ” NHƯ HOA ATISO ĐÀ LẠTNếu có dịp đến Đà Lạt bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những giỏ nụ hoa atisođược bày bán khắp các khu chợ và thậm chí là các gánh hàng rong. Bởi lẽ nhờ công hữu ích, tốt cho sức khỏe và còn được dùng […]
“QUYẾN RŨ” NHƯ HOA ATISO ĐÀ LẠT
Nếu có dịp đến Đà Lạt bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những giỏ nụ hoa atisođược bày bán khắp các khu chợ và thậm chí là các gánh hàng rong. Bởi lẽ nhờ công hữu ích, tốt cho sức khỏe và còn được dùng làm thức uống mát bổ, thậm chí dùng để nấu canh ăn nên loài cây này không còn xa lạ đối với nhiều người.
Thế nhưng vì đặc điểm thời vụ thu hoạch nên bạn chỉ có thể những thấy những nụ hoa atiso màu xanh được bày bán chứ ít khi được nhìn thấy bông hoa atiso trông như thế nào.
Người ta thường thu hoạch nụ hoa atiso vào thời điểm cây vừa ra nụ, độ lớn vừa đủ trước khi lá bông bắt đầu mở vì nếu trễ quá nụ sẽ bị cứng và trở nên như gỗ. Chính vì vậy mà nhiều người tưởng rằng hoa atiso có màu xanh như lá cây nhưng thực chất thì chúng có màu tím rực rỡ nổi bật, có lẽ bạn cũng chưa bao giờ được nhìn thấy.
Nếu nói về công dụng của atiso thì đa số mọi người cũng đều biết chúng là loài cây rất tốt cho sức khỏe. Từng bộ phận trên cây đều có những công dụng riêng. Atiso ngăn ngừa xơ vừa động mạch, hạn chế các bệnh về xương khớp, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp hạ huyết áp, canh atiso mát bổ…
Thông tin thêm về Actiso Đà Lạt
1. Tên thường gọi: Actisô
2. Tên khoa học: Cynara scolymus L., thuộc họ cúc – Asteraceae
3. Mô tả: Cây thân thảo cao 1-1,2 m. Thân cây có lông mềm, có khía dọc thân cây. Lá to, dài, mọc so le, phiến lá chia thuỳ ở gốc, những lá ở ngọn hầu như không chia thuỳ, mặt trên lá màu lục và mặt dưới có lông trắng. Cụm hoa ở trên các nhánh, gồm nhiều hoa hình ống và có màu lam tím. Quả nhẵn và dính với nhau thành vòng, dễ tách khi quả chín. Hạt không có nội nhũ.
Cây mọc ở vùng Carthage và các vùng Địa trung hải, trồng ở Ý và Pháp. Ở Việt nam, actisô được trồng ở Sapa, Tam Đảo, Nghệ An, Hải Hưng, Lâm Đồng.
4. Bộ phận dùng và thu hái: Toàn cây (lá, thân, rễ, cụm hoa) – Herba Cynarae Scolymi. Người ta thu hái cụm hoa chưa nở làm rau ăn vào tháng 12 đến tháng 2. Còn lá cũng được thu hái lúc cây sắp ra hoa hoặc đang có hoa, rọc bỏ sống lá đem phơi khô hay sấy khô.
5. Thành phần hoá học: Cụm hoa chứa 3-3,15% protid; 0,1-0,3% lipid; 11-15,5% đường (cần cho người bị bệnh đái tháo đường), 82% nước, còn có các chất khoáng như mangan, phosphor, sắt, các loại vitamin: 300 (gama) vitamin A; 120 (gama) vitamin B1, 30 (gama) vitamin B2, 10 mg vitamin C. 100g Actisô cung cấp cho cơ thể 50-70 calo.
Trong lá cây có một chất kết tinh, thường là phức hợp với calcium, magnesium, kalium, natrium, là một glucosid mà người ta gọi là Cynarin, có công thức C25H24O12. H2O mang hai phân tử acid cafeic và một phân tử acid quinic. Trong lá tươi ngoài Cynarin, có một tannoid, hai heterosid flavonic là cyanosid và một chất khác không tan trong ete gọi là scolymosid. Các hợp chất polyphenol có trong lá non nhiều hơn lá già, ở phiến lá nhiều hơn cuống lá, ở chóp lá nhiều hơn gốc lá. Từ năm 1956 người ta tổng hợp được Cynarin.
6. Tính vị, tác dụng: Bông Actisô có tính bổ dưỡng khi đã nấu chín, tăng lực, kích thích, làm ăn ngon, bổ gan (tiết mật), trợ tim, lợi tiểu, chống độc, gây tiết sữa cho phụ nữ nuôi con nhỏ. Actisô được biết từ lâu nhờ tác dụng lợi mật do Cynarin, người ta cũng xác định được hỗn hợp các thành phần khác của Actisô, chủ yếu là acid-acool tạo nên hoạt lực lợi mật của Actisô và còn có những tác dụng khác như giảm cholesterol-huyết, bảo vệ gan, làm tăng sự bài niệu. Ở người, Cynarin có tác dụng loại trừ các acid mật làm giảm cholesterol-huyết và lipoprotein.
Cây Actisô còn non có thể dùng luộc chín hay nấu canh ăn, những bộ phận thường được dùng làm rau là cụm hoa bao gồm đế hoa mang các hoa, các lông tơ và các lá bắc có phần gốc mềm màu trắng bao xung quanh. Người ta mang về, chẻ nhỏ theo chiều dọc từ 6-8 miếng, rồi đem hầm với xương, thịt để ăn cả cái và nước. Bông Actisô là loại rau cao cấp, khi nấu chín rất dễ tiêu hoá, dùng trị đau gan, giảm đau dạ dày, rất cần cho những người bị bệnh đái tháo đường.
7. Cách dùng: Sử dụng Actisô dưới nhiều dạng, có thể dùng tươi hoặc khô hâm uống hay nấu thành cao lỏng, cao mềm; còn có dạng chiết tươi bằng cồn hoặc làm cồn thuốc. Hiện nay trên thị trường có nhiều chế phẩm của Actisô: cao Actisô, trà Actisô, Cynaraphyto viên, thuốc ngọt Cynaraphytol, thuốc nước đóng ống Actisamin v.v.
Dacsandalat49.vn
Tháng Tư 11, 2018