Công dụng chữa bệnh từ mướp đắng I khổ qua đà lạt Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, thuộc họ bầu bí. Quả có hàm lượng vitamin C đứng hàng đầu trong các loạirau, dưa, bí; gấp 5 – 20 lần dưa chuột, có tác dụng phòng bệnh xuất huyết, bảo vệ màng tế bào, phòng xơ […]
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, thuộc họ bầu bí. Quả có hàm lượng vitamin C đứng hàng đầu trong các loạirau, dưa, bí; gấp 5 – 20 lần dưa chuột, có tác dụng phòng bệnh xuất huyết, bảo vệ màng tế bào, phòng xơ vữa động mạch, kháng ung thư, nâng cao sức đề kháng, phòng cảm mạo, bảo vệ tim. Chất glycoside của mướp đắng có tác dụng giảm đường trong máu nên có tác dụng trị liệu bổ trợ đối với bệnh đái tháo đường. Protein của mướp đắng có thể xúc tiến hệ thống miễn dịch của cơ thể kháng tế bào ung thư. Thường xuyên ăn mướp đắng có thể tăng cường công năng miễn dịch của cơ thể, ức chế HIV.
Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc. Thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, hạt bổ thận tráng dương.
Trị chứng rôm sảy: mướp đắng thái miếng xoa lên da. Nấu nước uống có thể tán nhiệt giải thử. Mướp đắng thái ra phơi khô là vị thuốc trị liệu phát sốt có hiệu quả.

Quá nóng sinh khát: mướp đắng 1 quả bổ ra bỏ ruột, cắt nhỏ, đun nước uống hoặc mướp đắng cũng làm như trên rồi giã nát, cho 50g đường trộn đều, để 2 giờ sau vắt lấy nước uống.
Trúng nóng phát sốt, đau mắt sưng đỏ: mướp đắng tươi 1 quả, cắt đôi bỏ ruột, cho lá chè vào rồi khâu lại, phơi ở chỗ thoáng gió râm mát cho khô rồi sắc nước uống hoặc pha uống thay chè, mỗi lần 10g.
Chữa đái tháo đường: mướp đắng 100g, tươi thì hấp chín ăn, khô hãm nước sôi uống, dùng dài ngày.
Chữa viêm họng: hạt mướp đắng 30g, lá rẻ quạt 15g, cam thảo 10g. Các vị tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g với nước nguội.
Chữa chốc đầu: mướp đắng 100g, mật lợn 100ml. Mướp đắng rửa sạch giã nhỏ trộn đều với mật lợn. Trước khi đắp thuốc cần dùng nước chè tươi đặc rửa sạch chỗ chốc rồi đắp thuốc lên. Ngày đắp một lần.
Lở loét chảy nước, đau: mướp đắng (vừa đủ) giã nát đắp vào vết thương.
Chữa lỵ: mướp đắng (vừa đủ) giã nát vắt lấy nước, mỗi lần 150ml, uống với nước sôi để nguội, ngày uống 2 lần.
Liệt dương, di tinh, mộng tinh: hạt mướp đắng (lượng vừa phải) rang chín, tán bột. Mỗi lần uống với rượu (khoảng 10g) ngày 2 – 3 lần.
Các công dụng từ cây Khổ Qua Rừng và cách dùng:
Chữa sốt, say nắng: nấu khổ qua bỏ ruột cùng lá khổ qua để lấy nước uống giúp chữa say nắng.
Chữa sạm da: sạm da là điều đáng quan tâm của nhiều phụ nữ, nhất là những người mới sinh hoặc ra nắng nhiều. Uống nước ép hoặc nước sắc khổ qua khô có thể hạn chế tình trạng này. Ngoài ra sử dụng mặt nạ cà chua, khổ qua , trứng gà mỗi thứ một trái. Cà chua rửa sạch, bỏ hạt, thái nhỏ, nghiền nát. Khổ qua rửa sạch, bỏ hạt, giã nát. Tất cả hòa chung với lòng đỏ, lòng trắng trứng gà, trộn đều, đánh nhuyễn. Tối trước khi đi ngủ, rửa mặt sạch, lau mặt khô rồi lau nhẹ lại bằng nước hoa hồng. Sau đó bôi hỗn hợp trên lên mặt, khi khô thì bôi tiếp làm thành mặt nạ. Sau một giờ thì lột bỏ, rửa mặt sạch sẽ, đi ngủ. Tác dụng: chống sạm và thô da.
Ổn định đường huyết: Hàng ngày dùng khoản 20g – 50g dây khô hoặc trái khô với nước đun sôi để trong bình giữ nhiệt chắt lấy nước uống hằng ngày ( dùng như nước trà) rất phù hợp cho bệnh nhân bị tiểu đường.
Chữa rôm sảy ở trẻ em: Dùng 4-5 quả, rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước và dùng nước này tắm cho trẻ ngày 1 lần.
Chữa ho: Dùng 1-2 quả khổ qua rừng, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước uống trong ngày.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường, ổn định lượng đường huyết trong máu
Được sử dụng làm rau ăn trong các món ăn hàng ngày
Giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, kích thích tiêu hóa, tiêu viêm
Sử dụng làm thuốc trấn ban, giải độc, phòng trừ uốn ván cho phụ nữ sau sinh
Hỗ trợ giải độc gan, phòng ngừa các chứng lỵ, mụn nhọt…
Phòng chống ung thư, giải rượu, lợi tiểu…
Dacsandalat49.vn
Tháng Sáu 26, 2018