Một số loại thảo dược thông thường lại hiệu quả Một số loại thảo dược thông thường hàng ngày cũng có thể làm thành bài thuốc hiệu quả điều trị ho có đờm cho bé. Các bậc phụ huynh có thể áp dụng rất đơn giản như một số bài thuốc dưới đây: Quả […]
Một số loại thảo dược thông thường hàng ngày cũng có thể làm thành bài thuốc hiệu quả điều trị ho có đờm cho bé. Các bậc phụ huynh có thể áp dụng rất đơn giản như một số bài thuốc dưới đây:
Quả quất
Theo dược học cổ truyền, quả quất có vị chua ngọt, tính mát, có công dụng kích thích tiêu hóa, giảm ho và trừ đờm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh: chướng bụng đau, chán ăn, nôn nấc, ho khạc nhiều đờm, và các bệnh ho khác. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, quả quất có chứa nhiều pectin, tinh dầu, đường và các vitamin, có tác dụng chống viêm, long đờm giảm ho, bình suyễn, kháng khuẩn và kháng vi-rút. Do vậy, dùng quả quất để làm long đờm biện pháp hiệu quả cao trong điều trị.
Một số cách pha chế từ quả quất:
Dùng quất ngâm với một chút muối để ngậm hoặc uống; hấp cách thủy quất với đường phèn tạo thành dạng siro để uống rất tốt cho chữa ho…
Hấp quất với mật ong (trẻ dưới 1 tuổi dùng đường phèn thay mật ong): Dùng 1 quả quất rửa sạch, cho vào chén, nghiền nát, chế thêm một chút mật ong rồi đem hấp trong 15 – 20 phút, sau đó lấy ra để nguội, pha thêm một chút nước ấm (nếu cần) rồi chia uống vài lần trong ngày. Để tăng thêm công hiệu, có thể hấp quất và mật ong cùng với hoa hồng bạch 5g, hạt chanh 5g hoặc lá hẹ 5g hoặc xuyên bối mẫu 3g tán vụn hoặc hoa đu đủ đực 8g.
Hạt chanh :
Dùng hạt chanh giã nhuyễn, trộn với đường phèn và nước lọc, rồi đem hấp cách thủy (hoặc hấp trong nồi cơm vừa cạn nước). Hấp cho đến khi nước sôi hoặc cơm chín là dùng được.
Dùng nước hỗn hợp đã hấp nóng này cho bé uống 1-2 thìa cafe/ lần, ngày uống 4-6 lần, bé sẽ rất nhanh giảm ho và tiêu đờm.
Quả dâu tây :
Dùng dâu tây ép lấy nước, rồi lấy nước ép đó cho bé uống. Dâu tây không chỉ có tác dụng tiêu đờm, mà còn giúp giảm bớt khô ngứa họng. Do đó, nếu bé lớn có thể hướng dẫn bé ngậm nước ép dâu tây trong cổ họng một lúc để làm dịu nhẹ viêm họng.
Lá xương sông :
Theo Đông y lá xương sông có tác dụng bổ phế, chống co thắt phế quản, tiêu đờm, đặc biệt là những trường hợp do phế nhiệt.
Lá xương sông bánh tẻ 2-3 lá, mật ong 5 thìa con.
Lá xương sông rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát con cùng với mật ong, đem hấp cách thủy (đun sôi chừng 10 phút) rồi lấy ra, chắt nước uống 4-5 lần/ngày.
Các mẹ kiên trì cho bé uống khoảng 5 ngày sẽ đỡ.
Lưu ý: Bài thuốc này áp dụng đối với cả trẻ nhỏ và người lớn
Dacsandalat49.vn
Tháng Tám 16, 2018