Đảng sâm và công dụng chữa bệnh của đảng sâm Đảng sâm Đà Lạt là rễ một số loài thuộc chi Codonopsis họ Hoa chuông (Campanulaceae), mầu trắng hơn, rễ dài và nhỏ hơn loài Đảng sâm nói trên, thể chất mềm dẻo. Thành phần hoá học, công dụng của các loại Đảng sâm không […]
Tên khác: Phòng đẳng sâm, Thượng đảng nhân sâm.
Tên khoa học: Campanumoea javanica Blume, họ Hoa chuông (Campanulaceae).
Mô tả: Cây: Cây cỏ, sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Rễ hình tru dàiï, đường kính có thể đạt 1,5-2cm, phân nhánh, đầu rễ phình to có nhiều vết sẹo lồi của thân cü, thường chỉ có một rễ trụ mà không có rễ nhánh, càng nhỏ về phía đuôi, lúc tươi màu trắng, sau khô thì rễ có màu vàng, có nếp nhăn. Thân mọc thành từng cụm vào mùa xuân, bò trên mặt đất hay leo vào cây khác, thân màu tím sẫm, có lông thưa, phần ngọn không lông. Lá mọc cách hình trứng hay hình trứng tròn, đuôi lá nhọn, phần gần cuống hình tim, m p nguyên, màu xanh hơi pha vàng, mặt trên có lông nhung, mặt dưới mầu trắng xám nhẵn hoặc có lông rải rác, dài 3-8cm, rộng 2-4cm. Hoa màu xanh nhạt, mọc riêng lẻ ở kẽ nách lá, có cuống dài 2-6cm, đài tràng hình chuông, gồm 5 phiến hẹp, 5 cánh có vân màu tím ở họng, lúc sắp rụng trở thành màu vàng nhạt, chia làm 5 thùy, nhụy 5, chỉ nghụy hơi dẹt, bao phấn đính gốc. Quả bổ đôi, hình chùy tròn, 3 tâm bì, đầu hơi bằng, có đài ngắn, lúc chín thì nứt ra. Có nhiều hạt màu nâu nhẵn bóng.
Dược liệu: Rễ hình trụ tròn hơi uốn cong, dài 10 – 35 cm, đường kính 0,4 – 2 cm. Bề ngoài có màu vàng nhạt đến vàng xám nâu, phía trên của rễ có vết thân lõm xuống hình tròn, đoạn dưới có nhiều nếp vân ngang. Toàn rễ có nhiều nếp nhăn dọc và rải rác có bì khổng. Rễ dẻo, mặt cắt ít bằng phẳng, phần vỏ có màu vàng nhạt, phần lõi màu trắng ngà. Mùi thơm dịu, vị ngọt.
Bộ phận dùng: Rễ phơi hay sấy khô của cây Đảng sâm Đà lạt . Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở một số vùng núi cao. Thu hái: Thu hoạch vào mùa thu, đào lấy rễ, rửa sạch, phơi khô.
Tác dụng dược lý:
+ Thuốc có tác dụng tăng sức: chống mệt mỏi và tăng sự thích nghi của súc vật trong môi trường nhiệt độ cao. Thực nghiệm trên súc vật cüng chứng minh Đảng sâm Đà Lạt có tác dụng tren cả hai mặt hưng phấn và ức chế của vỏ não. Thí nghiệm cho thấy dịch chiết thô của Đảng sâm có tác dụng làm tăng sự thích nghi của chuột nhắt trong trạng thái thiếu dưỡng khí ( do thiếu dưỡng khí ở tổ chức tế bào, do suy tuần hoàn, hoặc do làm tăng sự tiêu hao dưõng khí.) thuốc đều có tác dụng với mức độ khác nhau. + Thuốc có tác dụng làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Dùng chế phẩm Đảng sâm tiêm bụng, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chuột nhắt đều có tác dụng làm tăng số lượng của thực bào rõ rệt, thể tích tế bào tăng giả túc nhiều hơn, khả năng thực bào cüng tăng.
Các thành phần trong tế bào như DNA, RNA, các enzym ACP, ATP, hoạt tính của các enzym acid được tăng lên rõ rệt. Nồng độ cao của Đảng sâm có tác dụng ức chế sự phân biệt của tế bào lâm ba ở người, còn nồng độ thấp lại có tác dụng tăng nhân sự phân liệt. + Tác dụng của thuốc đối với máu và hệ thống tạo máu: nước, cồn và nước sắc Đảng sâm đều có tác dụng làm tăng số lượng hồng cầu trong đó lượng bạch cầu trung tính tăng còn lượng tế bào lâm ba lại giảm. Dịch tiêm Đảng sâm tăng nhanh máu đông mà không có tác dụng tán huyết. Tiêm tĩnh mạch máu dung dịch Đảng sâm 20% ( 4ml/kg cân nặng) hoặc cho uống ( mỗi ngày 20g) đều thấy hồng cầu tăng lên, bạch cầu giảm xuống. Có tác giả cho rằng tác dụng bổ huyết của Đảng sâm là kết qủa của chất Đảng sâm cùng với sự cộng đồng tác dụng của chất đó với một thành phần nào đó trong mạch (trích yếu văn kiện nghiên cứu Trung dược trang 535 – Nhà xuất bản Khoa học xuất bản 1965). + Tác dụng của thuốc đối với hệ tiêu hóa: Dịch của Đảng sâm làm tăng trương lực của hồi tràng chuột Hà lan cô lập hoặc bắt đầu thì giảm, tiếp theo là tăng cường độ co bóp lớn hơn, tần số lại chậm đi và thời gian kéo dài. Nồng độ thuốc tăng lên thì trương lực cüng tăng theo. Dịch Đảng sâm có tác dụng đối kháng rõ đối với chất 5-HT gây co bóp ruột nhưng đối với ếch gây co bóp ruột thì lại không có tác dụng. Đảng sâm có tác dụng bảo vệ rõ rệt đối với 4 loại mô hình gây loét bao tử ở súc vật ( gây loét do kích thích gây viêm, gây loét do acid acetic, loét do thắt môn vị).
+ Tác dụng đối với hệ tim mạch: Cao lỏng Đảng sâm và chiết xuất cồn tiêm tĩnh mạch chó và thỏ gây mê có tác dụng hạ áp trong thời gian ngắn. Tiêm tĩnh mạch dịch chiết xuất Đảng sâm với liều lượng 2g/1kg cho mèo gây mê có tác dụng tăng cường độ co bóp của tim, tăng lưu lượng máu cho não, chân và nội tạng. Truyền dịch Đảng sâm với dịch tỷ lệ 1:1 (20 – 25ml) cho thỏ nhà choáng do mất máu có tác dụng nâng áp, áp lực tĩnh mạch trung tâm hạ, nhịp tim chậm lại, so với tổ đối chiếu dùng Nhân sâm, Cam thảo. Nhận thấy tác dụng nâng áp của Đảng sâm cao hơn. Theo tài liệu ” tiếp tục nghiên cứu tác dụng đối với huyết áp của Đảng sâm” ( trích yếu văn kiện nghiên cứu Trung dược, trang 536,1965). Thì tác dụng hạ áp của Đảng sâm trên thực nghiệm súc vật là do tác dụng dãn mạch ngoại vi và tác dụng ức chế Adrenalin của thuốc gây nên.
+ Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng hưng phấn tử cung cô lập của chuột cống, có tác dụng nâng cao corticosterol trong huyết tương, nâng cao đường huyết. + Đảng sâm còn có tác dụng kháng viêm, hóa đàm chỉ khái: thuốc trên thực nghiệm in vitro có tác dụng kháng khuẩn ở mức độ khác nhau đối với các loại vi khuẩn sau: não mô cầu khuẩn, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn đại tràng và phó trực khuẩn đại tràng, tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lao ở người. Thành phần hoá học: Saponin, đường, tinh bột.
Công năng: Bổ trung ích khí, kiện tz, ích phế. Công dụng: Thuốc bổ máu, tăng hồng cầu. Dùng trong bệnh suy nhược, ăn không ngon, thiếu máu, ốm lâu ngày, lòi dom, sa dạ con, rong huyết. Cách dùng, liều lượng: Ngày 6 -12g, có thể đến 40g. Dạng thuốc sắc, rượu thuốc, viên hoàn hay bột. Bào chế: Rửa sạch bụi bặm, ủ nước một đêm, hoặc đồ thấy bốc hơi là được, khi mềm, bào mỏng 1-2 ly, tẩm nước gừng để khỏi nê Tz và bớt hàn, thường có người sao qua để dùng. Bài thuốc: + Thanh Phế kim, bổ nguyên khí, khai thanh âm, tráng gân cơ: Đảng sâm 640g, Sa sâm 320g, Quế viên nhục 160g. Nấu thành cao, uống (Thượng Đảng Sâm Cao – Đắc Phối Bản Thảo).
+ Trị tiêu chảy, lỵ, khí bị hư, thoát giang: Đảng sâm (sao với gạo) 8g, Chích kz, Bạch truật, Nhục khấu tương, Phục linh đều 6g, Sơn dược (sao) 8g, Thăng ma (nướng mật) 2,4g, Chích thảo 2,8g. Thêm Gừng 3 lát, sắc uống (Sâm Kz Bạch Truật Thang Bất Tri Y Tất Yếu). + Trị uống phải thuốc hàn lương làm cho Tz Vị bị hư yếu, miệng sinh nhọt: Đảng sâm, Chích kz đều 8g, Phục linh 4g, Cam thảo 2g, Bạch thược 2,8g, sắc uống (Sâm Kz An Vị Tán – Hầu Khoa Tử Trân Tập).
+ Trị Phế quản viêm mạn, lao phổi (Phế khí âm hư): Đảng sâm 12g, Tang diệp 12g, Thạch cao (sắc trước) 12g, Mạch môn 12g, A giao 8g, Hồ ma nhân 6g, Hạnh nhân 6g, Tz bà diệp (nướng mật) 6g. Sắc uống (Thanh Táo Cứu Phế Thang – Y Môn Pháp Luật). + Trị thần kinh suy nhược: Đảng sâm 12g, Mạch môn 12g, Ngü vị tử 8g. Sắc uống (Sinh Mạch Tán – Nội Ngoại Thương Biện Hoặc Luận). + Trị trẻ nhỏ miệng bị lở lo t: Đảng sâm 40g, Hoàng bá 20g. Tán bột, bôi (Thanh Hải Tước Trung Y Kinh Nghiệm Giang Biên). + Trị huyết áp thấp: Đảng sâm 16g, Hoàng tinh 12g, Nhục quế 10g, Cam thảo 6g, Đại táo 10 quả, sắc uống ngày 1 thang. 15 ngày là 1 liệu trình, dùng 1-2 liệu trình.
Đã chữa 30 trường hợp: có kết quả: 28, không rõ kết quả: 02 (Quảng Tây Trung dược Tạp Chí 1985, 5: 36). + Trị huyết áp cao ở người bị bệnh cơ tim: Đảng sâm 10g, Vỏ con trai (loại cho ngọc) 16g, Sinh địa 10g, Đương quy 10g, Trắc bá tử (hạt) 16g, Táo 16g, Phục linh 16g, Mộc hương 6g, Hoàng liên 6g. Sắc với 800ml nước, chia làm 3 lần uống liên tục 2 – 2,5 tháng (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng). + Trị Phế quản viêm mạn (thể khí hư huyết ứ): Đảng sâm, Ngü linh chi, Thương truật, Sinh khương, mỗi thứ 10g, sắc uống. Đã trị 32 trường hợp, mỗi năm uống thuốc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mỗi lần 20-30ml (những lúc sốt,cảm, không uống), uống liên tục 1-2 tháng, có kết quả: 93,75%. kết quả tốt 53,13%, không có phản ứng phụ (Trung Dược Thông Báo 1986, 3: 55).
+ Trị thần kinh suy nhược: dùng dung dịch tiêm ‘Phức Phương Đảng Sâm’ (mỗi ml có 1g Đảng sâm, 50mg Vitamin B1) tiêm bắp mỗi ngày 1 lần 2ml, liệu trình 15 ngày, có kết quả nhất định (Hồ Bắc Khoa Học Kỹ Thuật Y Dược Tạp Chí 1976, 3: 25). + Trị tử cung xuất huyết cơ năng: dùng độc vị Đảng sâm, mỗi ngày 30-60g, sắc, chia làm 2 lần uống, liên tục 5 ngày trong thời kz kinh nguyệt . Đã trị 37 trường hợp, khỏi: 5, kết quả tốt: 14, có kết quả: 10, không kết quả: 8 (Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1986, 5: 207). + Trị hư lao, ho, cơ thể suy nhược: Đảng sâm 16g, Hoài sơn 12g, [ dĩ nhân 6g, Cam thảo 2g, Khoản đông hoa 6g, Xa tiền tử 6g. Sắc, chia làm 3 lần uống. (Trung dược học).
+ Trị Thận suy, hay đau lưng, mỏi gối, đái lắt nhắt, bồi dưỡng cơ thể: Đảng sâm 16g, Cáp giới 6g, Huyết giác 1,2g, Trần bì 0,8g, Tiểu hồi 6g. Ngâm với 1 xị (250ml) rượu uống trước khi đi ngủ(Trung dược học). + Trị cơ thể mỏi mệt, ăn k m ngon, đại tiện lỏng: sắc 20 – 40g Đảng sâm uống, hoặc kết hợp các vị thuốc khác như: Bạch truật (sao), Đương quy, Ba kích mỗi thứ 12g, sắc uống hoặc tán bột viên với mật, ngày uống 12-20g (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị người gìa suy yếu lâu ngày, người làm việc nhiều hao sức lao động cüng như trí óc, mệt tim, ê ẩm: Đảng sâm 40g, Ngưu tất, Mạch môn, Đương quy, Long nhãn trí óc, mệt tim, ê ẩm: Đảng sâm 40g, Ngưu tất, Mạch môn, Đương quy, Long nhãn 8g (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị trung khí suy nhược, tz vị bất hòa: nấu Đảng sâm với đường cát thành cao lỏng Đảng sâm, uống (Đảng Sâm Cao – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị Khí huyết đều suy: Đảng sâm, Chích hoàng kz, Bạch truật, Long nhãn, Đường cát, nấu thành cao uống (Đại Sâm Cao – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Kiêng kỵ: Không dùng chung với Lê lô.
nguồn tổng hợp
Dacsandalat49.vn
Tháng Mười Một 23, 2016