Cuốn sách du khảo của nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên như một chuyến tàu đưa bạn đọc ngược về quá khứ của thành phố sương mù Đà Lạt. Sương sớm Đà Lạt, năm 1952. Ảnh: Đặng Văn Thông. Nhà văn Nhất Linh – Nguyễn Tường Tam trong một chuyến vào rừng tìm lan quý. Nhất […]
Cuốn sách du khảo của nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên như một chuyến tàu đưa bạn đọc ngược về quá khứ của thành phố sương mù Đà Lạt.
Sương sớm Đà Lạt, năm 1952. Ảnh: Đặng Văn Thông.
Nhà văn Nhất Linh – Nguyễn Tường Tam trong một chuyến vào rừng tìm lan quý. Nhất Linh sống ẩn dật ở Đà Lạt từ 1955 đến 1958. Ảnh: Vũ Hà Tuệ sưu tầm.
Đường phố Đà Lạt, đoạn trước café Tùng, khoảng đầu thập niên 1960. Ảnh: gia đình café Tùng cung cấp.
Từ trái sang: Khánh Ly, Đỗ Long Vân, Đinh Cường, Trịnh Xuân Tịnh tại triển lãm tranh Đinh Cường ở Alliance française de Dalat, Noël 1965. Ảnh: Đinh Trường Chinh cung cấp.
Từ trái qua: Đinh Cường, Tôn Nữ Kim Phượng và Trịnh Công Sơn tại triển lãm tranh Đinh Cường ở Alliance française de Dalat, Noël 1965. Ảnh: Đinh Trường Chinh cung cấp.
Không gian thư viện Viện Đại học Đà Lạt. Ảnh: tư liệu NVN
Nhóm văn nghệ nữ sinh viên Viện Đại học Đà Lạt. Ảnh: tư liệu NVN.
Một gia đình người Đà Lạt sống ở căn villa số 9, Rue des Rose (nay là Huỳnh Thúc Kháng). Ảnh: tư liệu gia đình bà Nguyễn Thị Phong
Phạm Duy và Lệ Lan, mối tình làm nên cảm hứng của bản Cỏ hồng. Ảnh: tư liệu tác giả
Lê Uyên – Phương, đôi uyên ương nghệ sĩ Đà Lạt rất nổi tiếng trong giai đoạn cuối thập niên 1960, đầu 1970. Ảnh: tư liệu
Sách Đà Lạt một thời hương xa là kết quả 3 năm miệt mài tìm tòi, nghiên cứu với không biết bao nhiêu lần đi đi về về giữa Sài Gòn – Đà Lạt của nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên. Cuốn sách du khảo văn hóa của Đà Lạt trong giai đoạn 1954-1975.
Đây là cuốn sách thứ hai của Nguyễn Vĩnh Nguyên về Đà Lạt, sau tập tản văn Với Đà Lạt, ai cũng là lữ khách.
Trích sách “Đà Lạt một thời hương xa”
Tháng Mười 31, 2016