Trà Dây Là Gì Trà dây hay chè dây hay bạch liễm( tên khoa học gọi là : Ampelopsis cantoniensis) là một loài thực vật hai lá mầm trong họ nho. Loài này được ( Hook.& Arn.)K.Koch miêu tả khoa học đầu tiên năm 1853. Tiếng Nùng gọi là Thau Rả, tiếng Tày gọi là […]
Trà dây hay chè dây hay bạch liễm( tên khoa học gọi là : Ampelopsis cantoniensis) là một loài thực vật hai lá mầm trong họ nho. Loài này được ( Hook.& Arn.)K.Koch miêu tả khoa học đầu tiên năm 1853. Tiếng Nùng gọi là Thau Rả, tiếng Tày gọi là Khau Rả, nhiều nơi gọi Trà Dây là : Hồng Huyết Long, Điền Bồ Trà, Ngưu Khiên Ty…..
Đặc Điểm :
Được sinh trưởng tự nhiên trên các núi . Thoạt nhìn có màu trắng như màu mốc , màu như vậy là do nhựa trà dây hay chè dây tiết ra với kinh nghiệm các nhà khoa học cho rằng: lá trà dây hay chè dây càng màu trắng thì chứng tỏ nhiều nhự và rất tốt.
Thành Phần :
Phân tích kết quả cho thấy rằng : trà dây hay chè dây cho thấy , đó là một loại dược liệu giàu chất flavonoid toàn phần chiếm 18.15+0.36%, trong đó myricetin chiếm 5.32+0.04% và tannin chiếm 10.82 -13.30%; chứa thêm 2 loại đường Glucase và Rhamnese.
Một kết quả nghiên cứu nữa cho thấy rằng , trà dây hay chè dây có tính an toàn rất cao, không có nhóm chất thường có độc như: alcaloid, saponin…,
Dược Tính :
Là loại dây leo có vị ngọt, đắng , tính mát được đồng bào dân tộc miền núi sử dụng như một cây thuốc quý để chữa các bệnh liên quan đến dạ dày như; ợ chua, ợ hơi, chướng bụng, đau rát thương vị….Ngoài ra còn có tác dụng an thần , chữa mất ngủ. Gần đây , được các nhà nghiên cứu Việt Nam phát hiện ra Trà dây còn có tác dụng tích cực trong việc điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng.
Theo nghiên cứu của tiến sĩ Vũ Nam, trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Việt Nam, bệnh nhân đau thượng vị điều trị bằng chè dây có thời gian cắt cơn đau nhanh. Trung bình, chỉ sau 8-9 ngày, hơn 90% bệnh nhân hết đau, thèm ăn và có cảm giác ngon miệng, người dễ chịu, ngủ ngon hơn. Các bệnh nhân nghiên cứu được nội soi trước và sau điều trị, kết quả sau khi dùng trà dây cho thấy, có tới gần 80% bệnh nhân liền sẹo. Như vậy, chè dây có tác dụng làm liền sẹo ổ loét dạ dày rất cao.
Cũng theo kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Vũ Nam, một tác dụng nữa của trà dây với bệnh nhân viêm loét dạ dày – hành tá tràng là làm sạch Helicobarter Pylori, đây là loại xoắn khuẩn, sống trên lớp nhày niêm mạc dạ dày và gây ra bệnh này. Bên cạnh đó, do hàm lượng lớn flavonoid trong trà dây có tác dụng chống viêm nên còn có tác dụng giảm viêm niêm mạc dạ dày. Mức độ viêm dạ dày của bệnh nhân trước và sau điều trị bằng chè dây giảm xuống rõ rệt, đa số hết viêm hoặc chỉ còn viêm dạ dày mức độ nhẹ. Tác dụng giảm viêm dạ dày của chè dây không có ở một số các loại tân dược khác.
Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ rõ: sử dụng trà dây trong điều trị viêm loét dạ dày – hành tá tràng cũng không gây tác dụng phụ, không gây ngộ độc cấp tính, đặc biệt không gây ảnh hưởng tới sự sinh sản và di truyền cũng như các chỉ tiêu hóa sinh và huyết học khi dùng chè trong thời gian dài.
Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu nhân giống, trồng trà dây để phục vụ cho việc sản xuất dược phẩm cũng như bảo tồn vị thuốc quý vốn là loài cây mọc hoang này. Trà dây có thể sản xuất thành dạng viên nang, hoặc sử dụng ở dạng khô nấu như nấu nước trà uống hằng ngày.
Sử Dụng :
Trà dây hay chè dây thường hái toàn thân cả lá vào lúc cây chưa có hoa quả đem về rửa sạch cắt nhỏ, phơi khô, sao qua rồi hãm với nước đun sôi như pha chè uống thay nước. Phơi khô có mùi thơm nhẹ. Sau khi sao mùi thơm càng rỡ hơn. Nước Trà dây hay chè dây có vị hơi ngọt, uống rất dễ chịu…
Trà dây hay chè dây thuộc loại thuốc “hàn lương” (mát lạnh) nên khi sử dụng bạn nên chia theo đợt: Hàng ngày lấy 30-40g uống thay nước. Mỗi đợt uống liên tục từ 15-20 ngày.
Đặc Sản Đà Lạt 49
Tháng Ba 26, 2019