Hồng Giòn Đặc Sản Đà Lạt 49 Quả hồng có tính hàn, vị ngọt chát. Thịt quả chứa protein, lipit, đường glucose, glucoza và nhiều chất khoáng. Quả hồng cũng như cây hồng được dùng làm thuốc. Hồng là loại quả đi vào tỳ, phế, huyết, có tác dụng trị ho, cầm máu… rất […]
Quả hồng có tính hàn, vị ngọt chát. Thịt quả chứa protein, lipit, đường glucose, glucoza và nhiều chất khoáng. Quả hồng cũng như cây hồng được dùng làm thuốc. Hồng là loại quả đi vào tỳ, phế, huyết, có tác dụng trị ho, cầm máu… rất công hiệu.
Cây hồng ra hoa từ tháng 4 đến tháng 6 còn thu hoạch thường từ tháng 8 đến tháng 10. Quả hồng để ăn, hoặc phơi khô bằng cách bỏ hạt, ép mỏng rồi phơi hoặc sấy, đêm phơi sương cho khô, cất vào hộp đến khi vỏ bên ngoài có mốc trắng, lấy ra sấy lại cho đến khô. Núm cuống quả hồng còn gọi là tai hồng cũng được phơi hoặc sấy khô làm thuốc.
Nguồn gốc lâu đời :
Lần đầu tiên, những người định cư tại bắc Mỹ đã nếm thử vị chát của quả hồng và không mấy mặn mà với loại quả này. Đến khi họ được những người Mỹ bản xứ mách bảo quả hồng chỉ ăn ngon vào mùa sương giá đầu tiên. Những người định cư cho rằng sương giá là yếu tố cần thiết để cải thiện mùi vị của hồng, còn với người bản xứ thì quả hồng cần ở trên cây cho đến tháng 10 khi nó đủ chín để thưởng thức. Tùy theo ngôn ngữ địa phương của thổ dân bắc Mỹ Algonquin, quả hồng gọi là putchamin, pasiminan, hoặc pessamin nghĩa là loại quả nhỏ, có hạt và mùi vị khó ăn nếu chưa chín.
Nhà thám hiểm Tây Ban Nha Hernando de Soto và cộng sự của ông phát hiện những người Mỹ bản xứ ăn loại bánh mì được làm từ một thứ họ gọi là “mận” nhưng thực tế là từ quả hồng khô. Còn những người định cư tại thuộc địa Jamestown của Mỹ lại mô tả quả hồng như “rất ngọt ngào và hợp khẩu vị, càng ngon hơn khi được chưng cất và sau khi lên men lại tốt cho tinh thần”. Với người Hi Lạp, quả hồng là “món ăn của các vị thần”. Khi đô đốc hải quân người Mỹ Matthew Perry mở cửa thông thương Nhật với phương Tây, nó được gieo trồng tại Washington DC. Tại Nhật, quả hồng được trồng rộng rãi và người ta gọi nó là kaki.
Công dụng đa năng :
Nước ép quả hồng phơi hoặc sấy khô (thị tất) giúp chữa cao huyết áp. Khi làm mứt, hồng tiết ra chất đường, cho đường vào nồi nấu nhỏ lửa rồi đổ ra khuôn, sau đó phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 40 – 50 độ C cho se lại, dùng dao cắt ra và phơi khô ăn dần. Loại đường chế biến công phu này chữa ho, rát cuống họng.
Tai hồng (thị đế) có tác dụng trị nôn, ợ hơi. Ít ai biết tai hồng có nhiều tác dụng chữa bệnh rất hay. Nó dùng trị ho, nấc, tiểu đêm, ăn không tiêu đầy bụng, đau bụng hàn. Phấn hồng (thị sương) có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, giảm ho tan đờm, chữa viêm niêm mạc lưỡi, ho do phế nhiệt và viêm rát cuống họng. Còn lá hồng có tác dụng hạ huyết áp, cầm máu, diệt khuẩn tiêu viêm, kéo dài tuổi thọ. Những người uống trà lá hồng lâu ngày sẽ làm cho mạch máu mềm đi, chữa xơ cứng động mạch và trị mất ngủ.
Toa thuốc dân gian :
Chữa suy nhược, suy dinh dưỡng, chứng ăn vào nôn ra: Mỗi ngày ăn 6 – 12g quả hồng, hoặc ngâm rượu uống gồm 3 quả hồng khô để cả cuống, giã nát ngâm với 500ml rượu 400C.
Trị tiêu chảy: Lấy 2 quả hồng để trên cơm hấp chín rồi ăn.
Để giảm sưng phù tuyến giáp trạng: Lấy 100g quả hồng xanh, rửa sạch bỏ cuống, giã nát. Dùng vải vắt lấy nước, cho vào nồi, nấu lửa lớn đến khi sền sệt, cho thêm 2 phần mật ong nấu tiếp cho đến khi sệt hơn. Để nguội và bảo quản trong hũ dùng dần. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 thìa pha chung với nước nóng để uống.
Chữa cao huyết áp, ho khan do viêm phế quản mạn tính, đau họng: Lấy 3 quả hồng, bỏ cuống, rửa sạch để ráo nước. Hấp cách thủy với đường phèn, lượng thích hợp, đến khi mềm rồi ăn. Hoặc ép quả hồng tươi lấy nước trộn chung với sữa hoặc nước cơm để uống, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần nửa chén có thể phòng tai biến mạch máu não cho cao huyết áp. Hoặc sắc lấy nước uống 10g lá hồng không chỉ hạ huyết áp mà còn phòng ngừa xơ cứng động mạch.
Loại bỏ viêm và xuất huyết đường tiết niệu: Nấu chung đến khi thành cao 2 quả hồng, 6g cỏ bấc đèn, thêm đường trắng cho hợp khẩu vị. Mỗi ngày uống 2 lần.
Muốn hết ho khan thổ huyết, bệnh lị lâu ngày ra máu, tiểu tiện rau máu: Lấy 3 quả hồng, bỏ cuống, rửa sạch để ráo nước. Cắt từng miếng nhỏ, nấu chung với cháo, thêm đường trắng hoặc đường phèn cho vừa ăn. Hồng sấy khô, tán thành bột, mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 3g cũng giảm thổ huyết, ho ra máu.
Nôn ợ, có hơi nóng: Lấy 3g cuống hồng, 3g đinh hương sắc lấy nước uống.
Để chữa bệnh trĩ: Sắc lấy nước uống gồm 3 quả hồng và 9g địa du. Mỗi ngày uống 3 lần.
Nếu da dị ứng: Lấy 500g quả hồng xanh, giã nát, thêm 1.500ml nước trộn đều, phơi nắng, bỏ bã, phơi tiếp 3 ngày, cất vào hũ dùng dần. Mỗi ngày lấy bông thấm thuốc thoa lên vết thương 3 – 4 lần
Thuỳ Như
Tháng sáu 30, 2018